Tin tức

Khoa ban

Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp
Giới thiệu

Pineapple

Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp

Khoa Xây dựng được thành lập từ ngày 6 tháng 3 năm 1956, là một trong 4 khoa đầu tiên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sự lớn mạnh của Khoa Xây dựng dẫn đến việc tách ra để thành lập Trường Đại học Xây dựng theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ ngày 8 tháng 8 năm 1966. Khoa Xây dựng được lấy tên là Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp. Hiện nay Khoa có số lượng sinh viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh lớn nhất Trường. Với lực lượng gồm 130 cán bộ giảng dạy, trong đó có 8 giáo sư, 18 phó giáo sư, 32 tiến sỹ và 80 thạc sỹ, Khoa luôn đi đầu trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất.

Khoa có quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường đại học hàng đầu ở SNG (Liên Xô cũ), Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hiệp hội nhà cao tầng thế giới (CTBUH). Nhiều cựu sinh viên của Khoa là những kỹ sư thành đạt, nhiều người đã và đang giữ các trọng trách cao của Nhà nước và các doanh nghiệp.

 Lịch sử phát triển

Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp đã hình thành và phát triển qua hai thời kỳ. Thời kỳ đầu (1956 - 1966) ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, là tiền thân của trường Đại học Xây dựng. Thời kỳ sau, từ 1966 đến nay, là một khoa của trường Đại học Xây dựng. 

Thời kỳ đầu: 1956 -1966

  • Khoa có tên là khoa Xây dựng, thành lập tháng 3 năm 1956, là một trong 4  khoa đầu tiên của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  • Đầu tiên Khoa đào tạo ba chuyên nghành: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp (gọi tắt là Xây dựng ), Cầu đường và Thủy lợi. Trong 10 năm  sau đó, Khoa đã lần lượt mở thêm các ngành: Thông gió và Cấp thoát nước, Kiến trúc quy hoạch, Cảng, Máy Xây dựng.
  • Thời kỳ  1956 - 1959 số lượng thầy giáo của khoa còn quá ít, ban đầu chỉ có 8 người, sau tăng dần lên 30 người, tổ chức thành vài bộ môn ghép (mỗi bộ môn phụ trách một số môn học).
  • Từ 1959 trở đi, số cán bộ được bổ sung (chủ yếu từ sinh viên khóa 1), Khoa tổ chức thành các bộ môn theo môn học.
  • Quá trình phát triển, Khoa thành lập thêm các bộ môn mới: Cảng, Quy hoạch đô thị, Thông gió cấp thoát nước, Vật lý kiến trúc, Máy xây dựng.
  • Sự lớn mạnh của khoa Xây dựng dẫn đến việc tách ra thành lập trường Đại học Xây dựng vảo tháng 8 năm 1966.

Thời kỳ từ năm 1966 đến nay

  • Tên gọi: Sau khi thành lập Trường Đại học Xây dựng, theo các chuyên ngành chuyên môn phân chia ra các khoa. Khoa Xây dựng trước đây chỉ giữ lại chuyên nghành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp và Khoa lấy tên là: KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP.​

Thành tựu

  • Liên tục đạt Tập thể lao động xuất sắc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nhiều năm liền.
  • Liên tục có các cá nhân nhận Bằng khen Chiến sỹ thi đua cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Liên tục nhận Bằng khen tập thể công đoàn xuất sắc từ Ban chấp hành công đoàn Bộ Giáo dục và Đào tạo
 Chức năng và nhiệm vụ

Hê chính quy

  • Thời gian đầu đào tạo hai ngành: Kỹ sư Xây dựng và Kỹ sư Kết cấu. Năm 1969, Trường mở các lớp đặc biệt đào tạo giáo viên cho các trường kỹ thuật dạy các môn Sức bền vật liệu và Hình họa, lớp “Sức bền” do Khoa Xây dựng quản lý.
  • Năm 1970, Khoa mở ngành kỹ sư công trình, đào tạo chuyên sâu về lý thuyết, gọi là lớp “Công trình 14”.
  • Năm 1973, Khoa nhận một lớp đã tốt nghiệp ngành Hóa của Đại học Bách Khoa để đào tạo bằng hai về chuyên ngành Xây dựng (lớp XD14 Hóa). Đó là những kỹ sư được đào tạo bằng 2 có hệ thống, lần đầu tiên ở trường.
  • Năm 1974, Khoa nhận 2 lớp sinh viên từ Đại học Nông nghiệp chuyển đến để đào tạo tiếp thành kỹ sư Xây dựng (lớp Xây dựng Nông nghiệp 15 và Xây dựng Nông nghiệp 16).
  • Việc đào tạo hai ngành Xây dựng và Kết cấu kéo dài đến khóa 25 (1981), về sau nhập hai ngành làm một .
  • Từ năm 1994 (khóa 39)  đến nay, Khoa quản lý thêm lớp Xây dựng Pháp ngữ. Đó là một trong những lớp đại học đầu tiên được học và làm đồ án tốt nghiệp bằng ngoại ngữ tiếng Pháp.
  • Từ năm 2010 (khóa 55), Khoa mở thêm lớp Xây dựng Anh ngữ, các sinh viên được học và làm đồ án tốt nghiệp bằng ngoại ngữ tiếng Anh. Đây cũng là lớp dạy bằng Anh ngữ đầu tiên của trường.
  • Từ năm 1995, Khoa tổ chức đào tạo bằng hai “Bằng hai” và hệ “Song bằng”. Khoa Xây dựng là đơn vị tiên phong đứng ra tổ chức đào tạo đại học bằng hai về chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp cho kỹ sư đã tốt nghiệp ngành khác. Cũng là lần đầu tiên ở trường, Khoa tổ chức cho sinh viên các ngành khác học “Song song hai chuyên ngành”, trong đó chuyên ngành thứ hai là Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp (song bằng)
  • Từ năm 2005, Khoa nhận quản lý và đào tạo các lớp “Liên thông” đã tốt nghiệp Cao đẳng Xây dựng.
  • Hiện nay số sinh viên chính quy tại trường do Khoa quản lý trung bình là  khoảng  3000 sinh viên,  trong đó có 5 lớp Xây dựng Pháp ngữ (XF) và 10 lớp Xây dựng Anh ngữ (XE).

Hệ vừa làm vừa học

  • Các lớp do trường tổ chức hoặc do liên kết đào tạo với các đơn vị khác. Khối lượng đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học (trong cả 3 miền, từ Cao Bằng, Quảng Ninh đến Đắc Lắc, Bình Thuận…) không hề thua kém khối lượng đào tạo đại học hệ chính quy tại trường.

Hệ sau đại học

  • Khoa là một trong những nơi đầu tiên mở hệ đào tạo sau đại học. Năm 1973 mở lớp “Bổ túc Kỹ Sư khóa 1”, sau đó là các lớp Khóa 2, Khóa 3. Đó là tiền thân các lớp cao học sau này.
  • Từ năm 1988, Khoa tham gia đào tạo lớp cao học đầu tiên. Hàng năm Khoa  phối hợp đào tạo, tổ chức cho nhiều học viên làm, bảo vệ luận văn thạc sỹ (mỗi năm từ 50 đến trên 100 học viên). Việc đào tạo Cao học cũng trải rộng ra trên nhiều tỉnh, thành ở 3 miền: Hải Phòng, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Vũng Tàu.
  • Đào tạo Tiến Sỹ: đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ tổ chức của khoa

Ban chủ nhiệm khoa nhiệm kỳ 2019 - 2024

Trưởng khoa

PGS.TS Phạm Thanh Tùng

Phó Trưởng khoa

GS.TS Trần Minh Tú

Phó Trưởng khoa

PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuấn

Lãnh đạo các bộ môn

TT

Bộ môn

Trưởng Bộ môn

1

 Cơ học lý thuyết

 ThS. Phạm Minh Vương

2

 Sức bền vật liệu

 PGS.TS Trần Minh Tú

3

 Cơ học kết cấu

 PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành

4

 Công trình thép gỗ

 PGS.TS. Vũ Anh Tuấn

5

 Công trình bê tông cốt thép

PGS.TS. Nguyễn Trường  Thắng

6

 Thí nghiệm và kiểm định công trình

 PGS.TS. Nguyễn Trung Hiế

7

Công nghệ và quản lý xây dựng

PGS.TS. Hồ Ngọc Khoa

 

Viện Kỹ thuật công trình xây dựng

  • Viện trưởng: PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuấn
  • Viện phó: ThS. Đoàn Việt Anh
  • Viện phó: ThS. Cao Tuấn Anh

Phòng Thí nghiệm và Kiểm định công trình

  • Trưởng phòng: TS.Nguyễn Trung Hiếu

Phòng Thí nghiệm Sức bền Vật liệu

  • Trưởng phòng: TS.Chu Thanh Bình

Đội ngũ cán bộ

  • Hiện nay, khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp có 125 cán bộ giảng dạy với 7 bộ môn chuyên ngành. Trong đó có : 4 Nhà giáo ưu tú, 9 Giáo sư - Tiến sỹ,  27 Phó giáo sư - Tiến sỹ, 50 Tiến sỹ.
 Chương trình đào tạo

 Mục tiêu đào tạo

- Khối chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp

  • Mục tiêu đào tạo của Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp là đào tạo kỹ sư xây dựng với kiến thức chuyên sâu về thiết kế, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư có khả năng thiết kế, tổ chức, giám sát, kiểm soát và quản lý thi công và quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp, bao gồm các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao như nhà cao tầng, nhà thi đấu, sân vận động, tháp truyền hình, bể chứa.
  • Hiện tại có hơn 50 lớp Xây dựng (5 khóa) với khoảng 3000 sinh viên chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp.

- Khối chuyên ngành xây dựng Anh ngữ

  • Thành lập năm 2009 theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Là chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp của trường Đại học Xây dựng. Các môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh với đội ngũ giảng viên có trình độ cao về chuyên môn và tiếng Anh. Từ năm thứ nhất đến năm thứ năm, sinh viên sẽ được học liên tục tiếng Anh nâng cao do các giảng viên trong và ngoài nước đảm nhiệm. Cuối khóa học, sinh viên sẽ làm đồ án tốt nghiệp và bảo vệ đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Anh.
  • Đến nay, khoa Xây dựng đã tuyển sinh được 8 khóa XE với hơn 700 sinh viên chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp được đào tạo bằng tiếng anh, trong đó hơn 250 sinh viên đã tốt nghiệp, trở thành các kỹ sư anh ngữ làm việc trong các công ty xây dựng của nước ngoài, lien doanh với nước ngoài và các tập đoàn xây dựng lớn trong nước.  

- Khối chuyên ngành xây dựng Pháp ngữ

  • Thành lập năm 1994 theo Hiệp định hợp tác giữa trường Đại học Xây dựng với Tổ chức Đại học Cộng đồng Pháp ngữ (Agence Universitaire de la Francophonie - AUF)
  • Là chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp của trường Đại học Xây dựng. Các môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Pháp với đội ngũ giảng viên có trình độ cao về chuyên môn và tiếng Pháp. Từ năm thứ nhất đến năm thứ năm, sinh viên sẽ được học liên tục tiếng Pháp nâng cao do các giảng viên trong và ngoài nước đảm nhiệm. Cuối khóa học, sinh viên sẽ làm đồ án tốt nghiệp và bảo vệ đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Pháp.
  • Với 25 năm thành lập và phát triển, đã có gần 700 kỹ sư Pháp ngữ đã tốt nghiệp; trong đó có gần 300 sinh viên đã và đang theo học Thạc sỹ tại Pháp và các nước Pháp ngữ; hơn 200 đã và đang làm Tiến sỹ tại Pháp và các nước thuộc cộng đồng Pháp ngữ.
 Nghiên cứu khoa học

-    Nghiên cứu khoa học sinh viên:
+    Năm học 2015-2016: 28/43 - số đề tài đạt giải/số đề tài nghiệm thu (65%)
+    Năm học 2016-2017: 28/35 (80%)
+    Năm học 2017-2018: 28/35 (80%)

-    Thi Olympic sinh viên toàn quốc: 
+    Năm học 2015-2016: đạt 42/62 giải cá nhân toàn trường
+    Năm học 2016-2017: đạt 35/63 giải cá nhân toàn trường
+    Năm học 2017-2018: đạt 50/107 giải cá nhân toàn trường

-    Nghiên cứu khoa học của giảng viên: 
+    Năm học 2015-2016: 17 đề tài cấp trường, 2 đề tài cấp Bộ
+    Năm học 2016-2017: 20 đề tài cấp trường, 4 đề tài cấp Bộ
+    Năm học 2017-2018: 29 đề tài cấp trường ,  2 đề tài cấp Bộ

 Một số hình ảnh hoạt động

- Hoạt động phong trào sinh viên

Đại hội Liên chi đoàn Khoa XD DD&CN nhiệm kỳ 2014-2017

Đội tuyển Olympic CHKC tại lễ trao giải thưởng Olympic

Hội đồng bảo vệ NCKHSV Khoa XD

Sinh viên Phạm Trung Hiếu (55XE) đạt giải thưởng CSC năm 2014

Giải kéo co sinh viên Khoa Xây dựng (T12/2014)

Giải bóng đá sinh viên Khoa Xây dựng (T3/2015)

Tổ chức thăm quan công trình cho sinh viên K56 (T6/2015)

Đêm nhạc CKX 2015 Trường ĐHXD

- Hoạt động học thuật của khoa tổ chức

Sinh viên 55 XE bảo vệ HĐTN quốc tế

Sinh viên 55 XF bảo vệ HĐTN quốc tế

Hội thảo du học Pháp tại ĐHXD

Giao lưu sinh viên khoa XD với sinh viên ĐH Sojo

Sinh viên khoa XD tham quan NTU Singapore

Sinh viên khoa XD thực tập tốt nghiệp tại công trường

Ký kết MOA giữa Khoa XDDD và CN với COTECCONS

 Liên hệ
  • Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp - Trường Đại học Xây dựng
  • Văn phòng:   Phòng 106 - nhà A1 - trường Đại học Xây dựng
  • Điện thoại:    043. 869.18.31
  • Website: https://xaydung.huce.edu.vn/
  • Email: khoaxaydung@nuce.edu.vn
Khoa Cầu đường
Giới thiệu

Pineapple

Ngành Cầu đường bắt đầu đào tạo từ tháng 9 năm 1956, đây là một trong 3 ngành đào tạo sớm nhất của Khoa Xây dựng trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tổ Cầu đường bộ môn Công trình (Bê tông, Thép, Gỗ, Cầu đường) và Bộ môn Cơ đất được thành lập vào năm 1959.

Khoa Cầu đường là một trong sáu khoa đầu tiên thành lập nên trường Đại học Xây dựng vào năm 1966. Chủ nhiệm khoa đầu tiên là thầy Đặng Hữu, là người đầu tiên của khoa được nhà nước phong hàm Giáo sư năm 1980 và được Viện Hàn lâm khoa học giao thông Liên bang Nga phong hàm Viện sỹ năm 1993.

 Các ngành đào tạo

Khoa Cầu đường đào tạo các ngành/ chuyên ngành sau:

  • Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông - Chuyên ngành Xây dựng cầu đường, gồm hai lĩnh vực:

- Cầu và Công trình ngầm; 

- Đường ôtô và Đường đô thị

  • Ngành Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ (chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa xây dựng - địa chính)

Các bậc, hệ đào tạo gồm: bậc Đại học (hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học); bậc Sau Đại học (đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ).

 Cơ cấu tổ chức

Khoa Cầu đường có 5 bộ môn:

  • Bộ môn Cầu và Công trình ngầm
  • Bộ môn Đường ô tô và đường đô thị
  • Bộ môn Cơ đất nền móng
  • Bộ môn Địa chất công trình
  • Bộ môn Trắc địa

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Lãnh đạo khoa

Trưởng khoa

PGS.TS Bùi Phú Doanh

Phó trưởng khoa

TS. Cù Việt Hưng

Phó trưởng khoa

TS.Trần Đình Trọng

Đội ngũ cán bộ

+ Giảng viên: Toàn khoa có 87 giảng viên thuộc 5 bộ môn chuyên ngành.

  • Bộ môn Cầu và Công trình ngầm: 20 giảng viên
  • Bộ môn Đường ô tô và đường đô thị: 18 giảng viên
  • Bộ môn Cơ đất nền móng: 24 giảng viên
  • Bộ môn Địa chất công trình: 10 giảng viên
  • Bộ môn Trắc địa: 15 giảng viên

+ Giáo sư, Phó giáo sư, Giảng viên chính

Bộ môn

Giáo sư

Phó giáo sư

Giảng viên chính

Cầu và Công trình ngầm

0

4

2

Đường ô tô và đường thành phố

 

 

 

Cơ đất nền móng

0

1

3

Địa chất công trình

0

1

0

Trắc địa

0

1

2

+ Tiến sỹ, Thạc sỹ

Bộ môn

Tiến sỹ

Thạc sỹ

Kỹ sư

Cầu và Công trình ngầm

10

9

1

Đường ô tô và đường thành phố

 

 

 

Cơ đất nền móng

6

15

3

Địa chất công trình

1

8

1

Trắc địa

3

9

2

 Chương trình đào tạo

Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông - Chuyên ngành Xây dựng cầu đường

- Chương trình đào tạo:

  • Thời gian học: 4,5 năm đến 5 năm, học theo hình thức tín chỉ. Hai năm đầu, sinh viên sẽ được học các môn học đại cương và các môn cơ sở ngành. Năm thứ 3 sinh viên sẽ học các môn học chung của ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông. Các năm còn lại, sinh viên sẽ học các môn học chuyên sâu về Cầu và Hầm và làm thiết kế đồ án tốt nghiệp.
  • Để tạo điều kiện cho sinh viên có thể đi học và làm việc ở nước ngoài hoặc cho các công ty nước ngoài ở Việt Nam, từ năm học 2012-2013 (Khóa 57), khoa Cầu Đường đã mở lớp đào tạo kỹ sư Cầu đường học bằng tiếng Anh (CDE). Lớp học CDE có sĩ số khoảng 50-60 sinh viên được lựa chọn từ các sinh viên trúng tuyển khoa Cầu đường với điểm cao. Chương trình đào tạo cho lớp CDE tương tự như các lớp thông thường, tuy nhiên trong hai năm đầu sinh viên sẽ được học tăng cường tiếng Anh và các năm còn lại sinh viên học các môn chuyên ngành sẽ được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

- Bằng cấp:

  • Sinh viên sau khi tốt nghiệp được cấp bằng “Kỹ sư ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông”

- Cơ hội nghề nghiệp:

  • Cơ hội việc làm tốt vì sinh viên có thể xin vào làm việc trong nhiều lĩnh vực xây dựng khác như: Xây dựng nhà, Đường ô tô và Đường Sắt, Cảng: Đường thủy,…
  • Có cơ hội học thạc sỹ, tiến sỹ ngành Cầu hầm, ngành Xây dựng, ngành Quản lý Xây dựng, ở trong nước và nước ngoài.
  • Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành sau khi tốt nghiệp 6 tháng trên 90%
  • Nhiều cựu sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông đã và đang làm luận án tiến sỹ ở Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và Pháp, nhiều người hiện đang giữ những trọng trách trong ngành Giao thông vận tải và ngành Xây dựng, là cán bộ của các viện nghiên cứu cũng như ở trường Đại học khác.
  • Sau tốt nghiệp nhiều sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông đã trở thành những nhà khoa học lớn của Việt Nam như: GS.TSKH Nguyễn Như Khải nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng, GS.TSKH Nguyễn Trâm nguyên Trưởng khoa Đào tạo Sau đại học trường Đại học Xây dựng ..., Bí thư tỉnh Quảng Ninh: Nguyễn Văn Đọc, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa: Nguyễn Ngọc Hồi. Nhiều cựu sinh viên là Cục trưởng, Vụ trưởng, Tổng giám đốc các Tổng công ty và là các doanh nhân thành đạt: Nguyễn Tiến Cường, Đỗ Hữu Trí, Nguyễn Trần Bạt …

Ngành kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông - Chuyên ngành Xây dựng Đường ô tô và Đường đô thị

- Giới thiệu:

  • Chuyên ngành Xây dựng đường ô tô và đường đô thị là một trong hai chuyên ngành chính của Khoa Cầu đường. Đây là một trong những chuyên ngành có bề dày truyền thống lâu đời nhất của trường Đại học Xây dựng, với hơn 60 năm kinh nghiệm trong đào tạo kỹ sư xây dựng cầu đường (từ năm 1956). Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, chuyên ngành đã đào tạo được một số lượng lớn cán bộ, kỹ sư làm việc trong các lĩnh vực xây dựng nói chung và ngành giao thông vận tải nói riêng.

- Đội ngũ giảng viên:

  • Bộ môn Đường ô tô và Đường đô thị là đơn vị phụ trách chuyên môn của chuyên ngành và trực tiếp giảng dạy các môn học chuyên môn sâu thuộc chuyên ngành. Bộ môn cũng là một trong những đơn vị được thành lập sớm nhất tại trường Đại học Xây dựng (tiền thân là Tổ môn đường – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội từ năm 1956, trước khi trường Đại học Xây dựng được thành lập năm 1966 trên cơ sở tách ra từ trường Đại học Bách Khoa).
  • Qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ và giảng viên thuộc Bộ môn đã có nhiều đóng góp không chỉ đối với sự nghiệp đào tạo các thế hệ kỹ sư cầu đường mà còn đối với cả sự nghiệp phát triển của ngành giao thông vận tải nói chung. Các giảng viên thuộc Bộ môn đã xuất bản và công bố hàng trăm ấn phẩm, sách, báo, tài liệu kỹ thuật … là tài liệu tham khảo về chuyên môn hữu ích cho những người làm kỹ thuật và quản lý trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Các giảng viên hiện đang công tác tại Bộ môn cũng đồng thời là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý công trình giao thông; đã có đóng góp đáng kể cho nhiều công trình thực tế của đất nước. Với những cống hiến và đóng góp to lớn qua các thế hệ, Bộ môn đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trong đó có danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.
  • Đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Bộ môn hiện nay gồm 18 giảng viên trong đó có 3 Giáo sư, 4 Phó Giáo sư, và 5 Tiến sỹ. Hầu hết các giảng viên của Bộ môn đều được đào tạo và tu nghiệp ở nước ngoài. Đội ngũ giảng viên đều là những người thầy có năng lực chuyên môn cao, có tâm đức của người thầy, luôn đổi mới, sáng tạo và luôn xứng đáng là “tấm gương về học tập và rèn luyện” cho sinh viên noi theo.

- Triển vọng nghề nghiệp:

  • Làm công tác tác quản lý ở các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng nói chung và các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải nói riêng từ cấp Trung ương đến Địa phương như: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư …; các Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Kiến trúc Quy hoạch, Sở Kế hoạch đầu tư ...; các Ban quản lý dự án xây dựng; các Trung tâm quản lý điều hành giao thông; các phòng quản lý xây dựng, phòng quản lý địa chính của các quận, huyện.
  • Làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng.
  • Thực hiện các công việc chuyên môn trong nhiều lĩnh vực xây dựng quan trọng như: quy hoạch, thiết kế và quản lý khai thác hệ thống giao thông vận tải; thiết kế và xây dựng hệ thống công trình đường ô tô bao gồm cả hệ thống đường ô tô cao tốc; quy hoạch, thiết kế và xây dựng cảng hàng không, sân bay; quy hoạch và thiết kế hệ thống công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị ….
  • Thực hiện các công việc nghiên cứu và giảng dạy cho các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo về lĩnh vực xây dựng và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.

Ngành Kỹ thuật Trắc địa, bản đồ - Chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa xây dựng - Địa chính

- Cơ hội việc làm:

  • Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật trắc địa xây dựng – địa chính là rất lớn. Cụ thể, có thể tham gia, làm việc tại các công ty về khảo sát, tư vấn, xây dựng DD&CN, cầu đường, thủy lợi – thủy điện,…; làm việc tại Địa chính – Nhà đất cấp xã phường, cấp Huyện, cấp Tỉnh; làm việc tại Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải; làm việc tại các viện nghiên cứu như Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ,…; có thể giảng dạy các môn học về trắc địa tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

- Cơ hội đào tạo bằng 2 và đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước: Các kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật Trắc địa Xây dựng – Địa chính của Đại học Xây dựng có cơ hội học bằng hai, học song bằng và học nâng cao trình độ theo các chương trình sau:

  • Đào tạo đại học bằng 2, song bằng: do đã được học nhiều môn khối xây dựng công trình, nên sinh viên Trắc địa xây dựng – địa chính chỉ cần học thêm một số môn thuộc các ngành khác như xây dựng dân dụng, xây dựng cầu đường,.. là có thể được cấp bằng của ngành đó.
  • Đào tạo sau đại học ở trong nước và quốc tế (thạc sỹ, tiến sỹ): kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật trắc địa xây dựng – địa chính thể học nâng cao trình độ tại các trường trong nước có đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trong nước như Đại học Xây dựng, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Nông nghiệp,… hoặc ở các nước khác như Nhật Bản, Singapo, Australia, Pháp, Bỉ,  Mỹ,…
 Mục tiêu đào tạo

- Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông - Chuyên ngành Cầu và Công trình ngầm

  • Sinh viên theo học ngành Cầu hầm được trang bị đầy đủ những kiến thức về cơ học và kỹ năng tính toán phân tích kết cấu chịu các tải trọng động và tĩnh, phục thiết kế và thi công các công trình Cầu và Hầm như: Cầu Nhật Tân, Bãi Cháy, Cần Thơ, Sông Gianh, Thanh Trì, các hệ thông cầu trong đô thị, Hầm Hải Vân, Hầm đèo cả…
  • Với những kiến thức đã học và sự rèn luyện bản lĩnh trong trường, sinh viên ngành Cầu Hầm không chỉ làm việc trong ngành Cầu Hầm mà còn có thể làm việc trong lĩnh vực xây dựng nói chung và lĩnh vực Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, Xây dựng Cảng Đường Thủy  nói riêng.

- Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông - Chuyên ngành Xây dựng Đường ô tô và Đường Đô Thị

  • Đào tạo Kỹ sư Xây dựng Công trình giao thông – Chuyên ngành Xây dựng đường ô tô và đường đô thị có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức khoa học vững vàng trong lĩnh vực Quản lý và Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông; có kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề chuyên môn và nghiên cứu khoa học một cách độc lập, sáng tạo; có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin; có kỹ năng giao tiếp xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành và trong môi trường quốc tế; có khả năng ứng dụng tin học và ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn.

- Ngành Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ và Chuyên ngành Trắc địa xây dựng - Địa chính

  • Đào tạo bậc Đại học ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ với chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa Xây dựng - Địa chính trong thời gian 5 năm. Thế mạnh đào tạo kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa xây dựng – Địa chính của trường Đại học Xây dựng đó là, trong các môn học thuộc khối kiến thức về Trắc địa, Địa chính, sinh viên được chú trọng học các môn về trắc địa công trình, về công nghệ đo đạc (GPS, toàn đạc điện tử,…), về công nghệ thông tin trong trắc địa (Hệ thống thông tin địa lý, cơ sở dữ liệu,…). Ngoài ra sinh viên còn được học nhiều môn học về xây dựng như sức bền vật liệu, cơ kết cấu, bê tông cốt thép, nền và móng, thiết kế đường, nhập môn cầu,…
  • Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa xây dựng – Địa chính có khả năng thiết kế, thi công, giám sát, quản lý dự án về trắc địa – địa chính và về các hạng mục trắc địa trong xây dựng như trắc địa công trình, quan trắc chuyển dịch công trình,... có kỹ năng đo đạc, xử lý số liệu trắc địa, lập trình những bài toán trong trắc địa, có kỹ năng giải quyết tốt các tình huống, vấn đề phát sinh; có kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập. So với kỹ sư các trường khác đào tạo về trắc địa, kỹ sư Trắc địa xây dựng – Địa chính của trường Đại học Xây dựng rất mạnh về mảng công trình, và có thể làm được các công việc tương đương của kỹ sư công trình xây dựng, kỹ sư công trình giao thông,…
  • Trong quá trình học tập, hàng năm ngoài các học bổng của Trường, sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa xây dựng – Địa chính còn có thể được nhận các học bổng của các tổ chức nước ngoài, các tổ chức, công ty trong nước.
 Thành tựu
  • Người đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua đầu tiên là thầy Nguyễn Văn Tuyên (năm 1960)
  • Học vị Tiến sỹ đầu tiên ở Khoa Cầu đường là các thầy Đặng Hữu, Lê Văn Thưởng … (năm 1966)
  • Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang đầu tiên được truy tặng cho liệt sỹ Bùi Ngọc Dương sinh viên khóa 7 Khoa Cầu đường (năm 1968)
  • Những Tiến sỹ bảo vệ trong nước đầu tiên là các thầy: Dương Học Hải, Nguyễn Như Khải, Vũ Công Ngữ … (năm 1978)
  • Những Phó giáo sư được công nhận đầu tiên là các thầy: Hà Huy Cương, Hoàng Văn Tân, Nguyễn Trâm, Nguyễn Văn Tuyên (năm 1980)
  • Danh hiệu Anh hùng lao động đầu tiên được Nhà nước trao tặng là Bộ môn Đường ô tô và Đường thành phố (năm 1985)
  • Từ khi thành lập đến nay Khoa cầu đường đã có 250 cán bộ đã và đang công tác. Trong đó có 18 Giáo sư, 30 Phó giáo sư, 75 Tiến sĩ. Trong quá trình hình thành và phát triển, khoa Cầu đường đã được tặng nhiều danh hiệu, huân huy chương và các danh hiệu thi đua khác.
 Nghiên cứu khoa học

Trong năm học 2014-2015, toàn khoa có 15 đề tài NCKH cấp trường và 8 đề tài cấp Bộ. Số lượng đề tài NCKH của sinh viên do giảng viên của Khoa trực tiếp hướng dẫn và được nghiệm thu là 22 đề tài.

Bộ môn

Đề tài NCKH cấp trường của giảng viên

Đề tài NCKH cấp Bộ của giảng viên

Đề tài NCKH của sinh viên

Số GV của bộ môn

Bộ môn Cầu và Công trình ngầm

2

1

4

12

Bộ môn Đường ô tô và Đường đô thị

8

5

8

16

Bộ môn Cơ đất

0

2

5

22

Bộ môn Trắc địa

2

0

5

15

Bộ môn Địa chất

3

0

0

11

Tổng số:

15

8

22

76

 Phòng thí nghiệm
  • Phòng thí nghiệm Bộ môn Cầu và Công trình ngầm
  • Phòng thí nghiệm Bộ môn Đường ô tô và Đường đô thị
  • Phòng thí nghiệm Bộ môn Cơ đất nền móng
  • Phòng thí nghiệm Bộ môn Địa chất công trình
  • Phòng thí nghiệm Bộ môn Trắc địa
 Một số ảnh hoạt động

Khoa Cầu đường tổng kết hội nghị NCKH sinh viên năm học 2014-2015

Chương trình hội thảo tiếng Anh chuẩn đầu ra TOEIC 450 (ngày 27/10/2015)

Thí nghiệm xác định tần số dao động và độ võng động của mô hình cầu sử dụng kỹ thuật phân tích hình ảnh video clips.

Đội bóng Cán bộ khoa Cầu đường (2015)

Sinh viên lớp 57CDE thăm công trường cầu Thanh Hà (2013)

 Liên hệ
  • Khoa Cầu đường - Trường Đại học Xây dựng
  • Văn phòng:   Phòng 113 - nhà A1 - trường Đại học Xây dựng
  • Điện thoại:    043. 869.35.75
  • Fax:                043. 869.35.75
  • Website:         http://cauduong.edu.vn
  • Email:             cd@cauduong.edu.vn
Khoa Kiến trúc & Quy hoạch
Giới thiệu

Pineapple

Sinh viên Khoa Kiến trúc và Quy hoạch

Khoa Kiến trúc và Quy hoạch thành lập năm 1967.

Khoa Kiến trúc và Quy hoạch là khoa luôn đi đầu trong việc đổi mới đào tạo, mở rộng hợp tác trong nước, quốc tế và các hoạt động ngoại khóa của sinh viên.

- Hướng tới chuẩn đầu ra Quốc tế

Nhằm hướng tới chuẩn đầu ra Quốc tế và đổi mới chương trình đào tạo của khoa theo hướng tiếp cận CDIO (viết tắt của các từ: Conceive - hình thành ý tưởng, Design - thiết kế,  Implement – triển khai và Operate - vận hành), khoa Kiến trúc và Quy hoạch là khoa đi đầu trong việc thành lập các lớp Kiến trúc sư Anh ngữ (năm 2008) và Pháp ngữ (năm 2010) với chương trình đào tạo tiên tiến, đặc biệt là về đồ án kiến trúc và ngoại ngữ.

- Mở rộng hợp tác Quốc tế

Mở rộng hợp tác với các trường, các tổ chức Quốc tế liên quan luôn là mối quan tâm hàng đầu của khoa Kiến trúc và Quy hoạch. Khoa đã thiết lập được một hệ thống các đối tác chiến lược về đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên và sinh viên,.. tại khu vực châu Á (Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia,..) cũng như châu Âu, châu Mỹ (Pháp, Đức, Hà Lan, Italia, Canada,…). Các buổi nói chuyện của các KTS nổi tiếng thế giới, các hội thảo quốc tế về đào tạo, các xưởng thiết kế quốc tế quy mô lớn đã được tổ chức tại khoa ngày một thường xuyên hơn. Giảng viên và sinh viên của khoa cũng thường xuyên được cử đi tham dự các hội thảo quốc tế, tham  gia các cuộc thi quốc tế và luôn giành các giải thưởng cao. Thông qua đó, trình độ giảng viên và sinh viên ngày càng được nâng cao, vị thế của khoa Kiến trúc và Quy hoạch cũng ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

- Gắn “học” với “hành” và gắn kết với doanh nghiệp

Bên cạnh đó, khoa Kiến trúc và Quy hoạch cũng không ngừng mở rộng hợp tác với các đơn vị tư vấn thiết kế và các doanh nghiệp ngành xây dựng trong nước, thiết lập được một hệ thống các đối tác chiến lược, luôn đồng hành cùng khoa trong quá trình đào tạo và phát triển.

 Cơ cấu tổ chức

I. Ban chủ nhiệm khoa Kiến trúc và Quy hoạch

1. Trưởng khoa: TS. Nguyễn Cao Lãnh. ĐT: 0913541639

2. Phó trưởng khoa: ThS. Trần Quốc Việt. ĐT:01227316799

3. Phó trưởng khoa: TS. Trương Ngọc Lân

II. Tên Bộ môn:

Lãnh đạo

1. Bộ môn Kiến trúc Dân dụng

Trưởng bộ môn: Ths. Doãn Thế Trung

Phó Trưởng bộ môn: TS. Trần Minh Tùng

2. Bộ môn Kiến trúc Công nghệ

Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Cao Lãnh

Phó Trưởng bộ môn: Ths. Lê Lan Hương

3. Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Đàm Thu Trang

Phó trưởng bộ môn: Ths. Đặng Việt Dũng

4. Bộ môn Kiến trúc Môi trường

Trưởng bộ môn: Ths. Phạm Thị Hải Hà

Phó trưởng bộ môn: Ths. Phạm Tiến Bình

5. Bộ môn Nội thất

Trưởng bộ môn: Ths. Nguyễn Việt Khoa

6. Bộ môn Quy hoạch vùng và đô thị

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Phạm Hùng Cường

Phó trưởng bộ môn: TS. Lê Quỳnh Chi

7. Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử kiến trúc

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Nguyễn Đình Thi

Phó trưởng bộ môn: Ths. Trương Ngọc Lân

8. Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai

Phó trưởng bộ môn: TS. Tống Ngọc Tú

9. Bộ môn Hình họa Vẽ kỹ thuật

Trưởng bộ môn: Ths. Nguyễn Xuân Hoan

Phó trưởng bộ môn: Ths. Nguyễn Thị Minh Thùy

10. Bộ môn Cơ sở nghệ thuật

Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Thị Lan Hương

Phó trưởng bộ môn: Ths. Phạm Thị Thịnh

III. Chủ tịch Hội đồng khoa

PGS.TS. Doãn Minh Khôi

IV. Chủ tich Công đoàn khoa

Ths. Trần Qúy Dương

V. Giáo vụ khoa:

Hoàng Thị Lê.  ĐT:0982484579

Nguyễn Huy Hoàng: ĐT:0988542626

Đội ngũ cán bộ

Giảng viên: 116; Chuyên viên: 2

Phó GS, GS: 8

Tiến sỹ: 18

Thạc sỹ: 78

 Chương trình đào tạo
  • Đào tạo 5 năm
 Mục tiêu đào tạo
  • Theo chuẩn đầu ra của trường Đại học Xây dựng và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 Nghiên cứu khoa học

- Tình hình giảng viên tham gia NCKH:

  • Các đề tài đang thực hiện: Trong năm học 2014-2015 các Cán bộ Viên chức và Giảng viên trong khoa đã đăng ký 7 đề tài trọng điểm cấp trường (được duyệt 4 đề tài, thực hiện 3 đề tài 1 đề tài xin rút vì lý do sức khỏe) ; 9 đề tài cấp Trường (được duyệt 9)
  • Các đề tài đăng ký cho năm 2015-2016: Đến thời điểm hiện tại đã có 3 đề tài đăng ký cấp Trường trọng điểm và 6 đề tài đăng ký cấp Trường.
  • Các đề tài đã nghiệm thu cuối năm 2014: Nghiệm thu 9 đề tài cấp Trường (7 tốt 2 khá) và 02 cấp Trường trọng điểm (1 tốt 1 khá)
  • Các đề tài NCKH cấp cao hơn (Bộ/Ngành/Địa phương): Các chủ trì thực hiện theo thông báo riêng và trực tiếp với phòng KHCN cũng như các đơn vị đặt hàng nên tạm thời chưa có số liệu thống kê năm học 2015-2016

- Bảng tổng hợp số lượng đề tài các cấp theo bộ môn:

TT

BỘ MÔN

CẤP TRƯỜNG

CẤP TRƯỜNG TĐ

CẤP BỘ & T. ĐƯƠNG

2013-2015

2015-2016

2013-2015

2015-2016

2013-2015

2015-2016

1

Kiến trúc Dân dụng

2

 

1

2

1

 

2

Kiến trúc Công nghiệp

3

 

2

1

1

 

3

Quy Hoạch

 

1

3

 

1

 

4

Lý thuyết & Lịch sử kiến trúc

5

 

1

 

2

 

5

Kiến trúc Cảnh quan

4

 

2

 

 

 

6

Hạ tầng đô thị

2

2

 

 

 

 

7

Kiến trúc Môi trường

2

 

1

 

2

 

8

Hình họa & vẽ kỹ thuật

4

 

 

 

 

 

9

Cơ sở nghệ thuật

4

3

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

26

6

10

3

7

 

 

- Đánh giá chung

 

Với đội ngũ giảng viên 117 người, trong đó có 03 GS, 08 PGS, 02 TSKH, 17 TS và 80 Th.S khoa Kiến trúc và Quy hoạch là một trong những đơn vị hàng đầu về lực lượng NCKH chất lượng cao của nhà trường. Trong những năm qua các thầy cô giáo luôn xác định NCKH là nhiệm vụ thường xuyên và tích cực đăng ký đề tài ở tất cả các cấp từ cấp Trường, cấp Trường trọng điểm đến cấp Bộ, Ngành và đơn đặt hàng của địa phương, đơn vị ngoài trường. Các đề tài hầu hết được nghiệm thu đúng hạn và được đánh giá cao về hàm lượng khoa học, có giá trị ứng dụng, đặc biệt là nhóm các đề tài phục vụ việc nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng tốt giai đoạn phát triển hiện nay của Khoa đang mở ngành mới, thành lập bộ môn mới và tăng cường hợp tác quốc tế.

- Giảng viên tham gia viết báo và hội thảo khoa học

Bảng tổng hợp số lượng bài báo các cấp theo bộ môn (số liệu thống kê đến hết năm 2014)

STT

Bộ môn trong Khoa

Số bài đăng quốc tế

Số bài đăng trong nước

Tổng số

01

Kiến trúc Dân dụng

13

41

54

02

Quy hoạch

10

16

26

03

Kiến trúc Công nghiệp

4

5

9

04

Lý thuyết và Lịch sử Kiến trúc

2

9

11

05

Vật lý Kiến trúc

0

6

6

06

Hạ tầng Đô thị

1

10

11

07

Hình họa – Vẽ kỹ thuật

2

7

9

08

Cơ sở Nghệ thuật

0

7

7

09

Kiến trúc Cảnh quan

0

1

1

 

Tổng số

32

102

134

- Sinh viên Nghiên cứu khoa học

Bảng tổng hợp Sinh viên NCKH

NĂM HỌC

SỐ ĐỀ TÀI ĐĂNG KÝ

SỐ ĐT

SƠ KHẢO

SỐ ĐT

BÁO CÁO

SỐ ĐT ĐẠT GIẢI

A

B

C

KHÔNG

2013-2014

36

17

12

1

2

6

3

2014-2015

50

16

15

2

4

7

2

 Một số ảnh hoạt động

 

 

 

 

​ 

​ 

 Liên hệ
Khoa Kinh tế & Quản lí Xây d
Giới thiệu

 

Cùng với sự phát triển của trường Đại học Xây Dựng, khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng cũng là một khoa được hình thành từ rất sớm. Năm 1963, lứa sinh viên ngành Kinh tế Xây dựng đầu tiên được tuyển sinh và tổ chức đào tạo. Năm 1969, Khoa Kỹ sư Kinh tế Xây dựng được thành lập. Từ đó đến nay, Khoa đã không ngừng phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở cả trình độ đại học và sau đại học với nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau, cung cấp cho xã hội hàng nghìn kỹ sư Kinh tế Xây dựng có đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng để công tác tốt trong ngành Xây dựng, đóng góp vào sự nghiệp phát triển nước nhà.

Hiện nay, Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng là một trong những khoa thu hút nhiều sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh nhất của Trường Đại học Xây dựng. Số lượng sinh viên tuyển sinh hàng năm của Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng là khoảng 650 trên tổng số khoảng 3000 sinh viên của toàn trường. Số lượng học viên cao học tuyển hàng năm của Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng khoảng 300 học viên, trong đó có khoảng 150 học viên được đào tạo tại trường Đại học Xây dựng, số còn lại được đào tạo thông qua sự liên kết với các cơ sở giáo dục khác như Đại học Cần Thơ, Đại học Hà Tĩnh…

Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng hiện nay đang đào tạo sinh viên chính quy 02 ngành là Kinh tế Xây dựng và Quản lý Xây dựng:

1. Ngành Kinh tế xây dựng

2. Ngành Quản lý xây dựng

- Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý đô thị

- Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý bất động sản

Từ năm học 2015-2016, Khoa đã mở thêm lớp Kinh tế Xây dựng Anh ngữ (KTE). Tham gia lớp học này sinh viên không những được đào tạo các kiến thức chuyên môn Kinh tế xây dựng mà còn được đào tạo thêm các kỹ năng mềm và hoàn thiện khả năng tiếng Anh, có cơ hội du học tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Ngoài ra, Khoa đã đào tạo ngành Quản lý đầu tư và Kinh doanh bất động sản – đào tạo liên kết Quốc tế giữa Đại học Xây dựng và Đại học Tổng hợp Xây dựng quốc gia Matxcơva (MGSU) cấp bằng đại học thứ 2, do MGSU cấp.

Đối với hệ đào tạo sau đại học, hiện nay khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng đang đào tạo Thạc sỹ ngành Quản lý Xây dựng với 03 chuyên ngành: Kinh tế Xây dựng, Quản lý dự án Xây dựng và Quản lý Đô thị, đào tạo Tiến sỹ với chuyên ngành Quản lý Xây dựng.

Các hệ đào tạo

  • Đào tạo hệ chính quy dài hạn
  • Đào tạo liên thông đại học
  • Đào tạo hệ đại học văn bằng 2
  • Đào tạo hệ vừa làm vừa học
  • Đào tạo hệ ngắn hạn
  • Đào tạo sau đại học   

Bằng tốt nghiệp

  • Kỹ sư

 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ tổ chức của khoa

Ban chủ nhiệm khoa nhiệm kỳ 2019 - 2024

Trưởng khoa

PGS.TS Phạm Thanh Tùng

Phó Trưởng khoa

GS.TS Trần Minh Tú

Phó Trưởng khoa

PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuấn

Lãnh đạo các bộ môn

 

 

 

 

 

 Chương trình đào tạo

Sơ đồ tổ chức

Ban Chủ nhiệm Khoa


- Tổng số CBGD trong biên chế và đang hợp đồng giảng dạy là 56 giảng viên, số CBVC là 02.Đội ngũ cán bộ

- Trong đó:

  • NGND: 02
  • NGƯT: 03
  • Giáo sư: 03
  • Phó Giáo sư: 04
  • Tiến sỹ khoa học: 01
  • Tiến sỹ: 20
  • Thạc sỹ: 26
 Mục tiêu đào tạo

- Khối chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp

  • Mục tiêu đào tạo của Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp là đào tạo kỹ sư xây dựng với kiến thức chuyên sâu về thiết kế, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư có khả năng thiết kế, tổ chức, giám sát, kiểm soát và quản lý thi công và quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp, bao gồm các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao như nhà cao tầng, nhà thi đấu, sân vận động, tháp truyền hình, bể chứa.
  • Hiện tại có hơn 50 lớp Xây dựng (5 khóa) với khoảng 3000 sinh viên chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp.

- Khối chuyên ngành xây dựng Anh ngữ

  • Thành lập năm 2009 theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Là chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp của trường Đại học Xây dựng. Các môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh với đội ngũ giảng viên có trình độ cao về chuyên môn và tiếng Anh. Từ năm thứ nhất đến năm thứ năm, sinh viên sẽ được học liên tục tiếng Anh nâng cao do các giảng viên trong và ngoài nước đảm nhiệm. Cuối khóa học, sinh viên sẽ làm đồ án tốt nghiệp và bảo vệ đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Anh.
  • Đến nay, khoa Xây dựng đã tuyển sinh được 8 khóa XE với hơn 700 sinh viên chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp được đào tạo bằng tiếng anh, trong đó hơn 250 sinh viên đã tốt nghiệp, trở thành các kỹ sư anh ngữ làm việc trong các công ty xây dựng của nước ngoài, lien doanh với nước ngoài và các tập đoàn xây dựng lớn trong nước.  

- Khối chuyên ngành xây dựng Pháp ngữ

  • Thành lập năm 1994 theo Hiệp định hợp tác giữa trường Đại học Xây dựng với Tổ chức Đại học Cộng đồng Pháp ngữ (Agence Universitaire de la Francophonie - AUF)
  • Là chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp của trường Đại học Xây dựng. Các môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Pháp với đội ngũ giảng viên có trình độ cao về chuyên môn và tiếng Pháp. Từ năm thứ nhất đến năm thứ năm, sinh viên sẽ được học liên tục tiếng Pháp nâng cao do các giảng viên trong và ngoài nước đảm nhiệm. Cuối khóa học, sinh viên sẽ làm đồ án tốt nghiệp và bảo vệ đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Pháp.
  • Với 25 năm thành lập và phát triển, đã có gần 700 kỹ sư Pháp ngữ đã tốt nghiệp; trong đó có gần 300 sinh viên đã và đang theo học Thạc sỹ tại Pháp và các nước Pháp ngữ; hơn 200 đã và đang làm Tiến sỹ tại Pháp và các nước thuộc cộng đồng Pháp ngữ.
 Nghiên cứu khoa học

-    Nghiên cứu khoa học sinh viên:
+    Năm học 2015-2016: 28/43 - số đề tài đạt giải/số đề tài nghiệm thu (65%)
+    Năm học 2016-2017: 28/35 (80%)
+    Năm học 2017-2018: 28/35 (80%)

-    Thi Olympic sinh viên toàn quốc: 
+    Năm học 2015-2016: đạt 42/62 giải cá nhân toàn trường
+    Năm học 2016-2017: đạt 35/63 giải cá nhân toàn trường
+    Năm học 2017-2018: đạt 50/107 giải cá nhân toàn trường

-    Nghiên cứu khoa học của giảng viên: 
+    Năm học 2015-2016: 17 đề tài cấp trường, 2 đề tài cấp Bộ
+    Năm học 2016-2017: 20 đề tài cấp trường, 4 đề tài cấp Bộ
+    Năm học 2017-2018: 29 đề tài cấp trường ,  2 đề tài cấp Bộ

 Một số hình ảnh hoạt động

- Hoạt động phong trào sinh viên

Đại hội Liên chi đoàn Khoa XD DD&CN nhiệm kỳ 2014-2017

Đội tuyển Olympic CHKC tại lễ trao giải thưởng Olympic

Hội đồng bảo vệ NCKHSV Khoa XD

Sinh viên Phạm Trung Hiếu (55XE) đạt giải thưởng CSC năm 2014

Giải kéo co sinh viên Khoa Xây dựng (T12/2014)

Giải bóng đá sinh viên Khoa Xây dựng (T3/2015)

Tổ chức thăm quan công trình cho sinh viên K56 (T6/2015)

Đêm nhạc CKX 2015 Trường ĐHXD

- Hoạt động học thuật của khoa tổ chức

Sinh viên 55 XE bảo vệ HĐTN quốc tế

Sinh viên 55 XF bảo vệ HĐTN quốc tế

Hội thảo du học Pháp tại ĐHXD

Giao lưu sinh viên khoa XD với sinh viên ĐH Sojo

Sinh viên khoa XD tham quan NTU Singapore

Sinh viên khoa XD thực tập tốt nghiệp tại công trường

Ký kết MOA giữa Khoa XDDD và CN với COTECCONS

 Liên hệ
  • Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp - Trường Đại học Xây dựng
  • Văn phòng:   Phòng 106 - nhà A1 - trường Đại học Xây dựng
  • Điện thoại:    043. 869.18.31
  • Website: https://xaydung.huce.edu.vn/
  • Email: khoaxaydung@nuce.edu.vn
Khoa Cầu đường
Giới thiệu

Pineapple

Ngành Cầu đường bắt đầu đào tạo từ tháng 9 năm 1956, đây là một trong 3 ngành đào tạo sớm nhất của Khoa Xây dựng trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tổ Cầu đường bộ môn Công trình (Bê tông, Thép, Gỗ, Cầu đường) và Bộ môn Cơ đất được thành lập vào năm 1959.

Khoa Cầu đường là một trong sáu khoa đầu tiên thành lập nên trường Đại học Xây dựng vào năm 1966. Chủ nhiệm khoa đầu tiên là thầy Đặng Hữu, là người đầu tiên của khoa được nhà nước phong hàm Giáo sư năm 1980 và được Viện Hàn lâm khoa học giao thông Liên bang Nga phong hàm Viện sỹ năm 1993.

 Các ngành đào tạo

Khoa Cầu đường đào tạo các ngành/ chuyên ngành sau:

  • Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông - Chuyên ngành Xây dựng cầu đường, gồm hai lĩnh vực:

- Cầu và Công trình ngầm; 

- Đường ôtô và Đường đô thị

  • Ngành Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ (chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa xây dựng - địa chính)

Các bậc, hệ đào tạo gồm: bậc Đại học (hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học); bậc Sau Đại học (đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ).

 Cơ cấu tổ chức

Khoa Cầu đường có 5 bộ môn:

  • Bộ môn Cầu và Công trình ngầm
  • Bộ môn Đường ô tô và đường đô thị
  • Bộ môn Cơ đất nền móng
  • Bộ môn Địa chất công trình
  • Bộ môn Trắc địa

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Lãnh đạo khoa

Trưởng khoa

PGS.TS Bùi Phú Doanh

Phó trưởng khoa

TS. Cù Việt Hưng

Phó trưởng khoa

TS.Trần Đình Trọng

Đội ngũ cán bộ

+ Giảng viên: Toàn khoa có 87 giảng viên thuộc 5 bộ môn chuyên ngành.

  • Bộ môn Cầu và Công trình ngầm: 20 giảng viên
  • Bộ môn Đường ô tô và đường đô thị: 18 giảng viên
  • Bộ môn Cơ đất nền móng: 24 giảng viên
  • Bộ môn Địa chất công trình: 10 giảng viên
  • Bộ môn Trắc địa: 15 giảng viên

+ Giáo sư, Phó giáo sư, Giảng viên chính

Bộ môn

Giáo sư

Phó giáo sư

Giảng viên chính

Cầu và Công trình ngầm

0

4

2

Đường ô tô và đường thành phố

 

 

 

Cơ đất nền móng

0

1

3

Địa chất công trình

0

1

0

Trắc địa

0

1

2

+ Tiến sỹ, Thạc sỹ

Bộ môn

Tiến sỹ

Thạc sỹ

Kỹ sư

Cầu và Công trình ngầm

10

9

1

Đường ô tô và đường thành phố

 

 

 

Cơ đất nền móng

6

15

3

Địa chất công trình

1

8

1

Trắc địa

3

9

2

 Chương trình đào tạo

Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông - Chuyên ngành Xây dựng cầu đường

- Chương trình đào tạo:

  • Thời gian học: 4,5 năm đến 5 năm, học theo hình thức tín chỉ. Hai năm đầu, sinh viên sẽ được học các môn học đại cương và các môn cơ sở ngành. Năm thứ 3 sinh viên sẽ học các môn học chung của ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông. Các năm còn lại, sinh viên sẽ học các môn học chuyên sâu về Cầu và Hầm và làm thiết kế đồ án tốt nghiệp.
  • Để tạo điều kiện cho sinh viên có thể đi học và làm việc ở nước ngoài hoặc cho các công ty nước ngoài ở Việt Nam, từ năm học 2012-2013 (Khóa 57), khoa Cầu Đường đã mở lớp đào tạo kỹ sư Cầu đường học bằng tiếng Anh (CDE). Lớp học CDE có sĩ số khoảng 50-60 sinh viên được lựa chọn từ các sinh viên trúng tuyển khoa Cầu đường với điểm cao. Chương trình đào tạo cho lớp CDE tương tự như các lớp thông thường, tuy nhiên trong hai năm đầu sinh viên sẽ được học tăng cường tiếng Anh và các năm còn lại sinh viên học các môn chuyên ngành sẽ được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

- Bằng cấp:

  • Sinh viên sau khi tốt nghiệp được cấp bằng “Kỹ sư ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông”

- Cơ hội nghề nghiệp:

  • Cơ hội việc làm tốt vì sinh viên có thể xin vào làm việc trong nhiều lĩnh vực xây dựng khác như: Xây dựng nhà, Đường ô tô và Đường Sắt, Cảng: Đường thủy,…
  • Có cơ hội học thạc sỹ, tiến sỹ ngành Cầu hầm, ngành Xây dựng, ngành Quản lý Xây dựng, ở trong nước và nước ngoài.
  • Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành sau khi tốt nghiệp 6 tháng trên 90%
  • Nhiều cựu sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông đã và đang làm luận án tiến sỹ ở Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và Pháp, nhiều người hiện đang giữ những trọng trách trong ngành Giao thông vận tải và ngành Xây dựng, là cán bộ của các viện nghiên cứu cũng như ở trường Đại học khác.
  • Sau tốt nghiệp nhiều sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông đã trở thành những nhà khoa học lớn của Việt Nam như: GS.TSKH Nguyễn Như Khải nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng, GS.TSKH Nguyễn Trâm nguyên Trưởng khoa Đào tạo Sau đại học trường Đại học Xây dựng ..., Bí thư tỉnh Quảng Ninh: Nguyễn Văn Đọc, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa: Nguyễn Ngọc Hồi. Nhiều cựu sinh viên là Cục trưởng, Vụ trưởng, Tổng giám đốc các Tổng công ty và là các doanh nhân thành đạt: Nguyễn Tiến Cường, Đỗ Hữu Trí, Nguyễn Trần Bạt …

Ngành kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông - Chuyên ngành Xây dựng Đường ô tô và Đường đô thị

- Giới thiệu:

  • Chuyên ngành Xây dựng đường ô tô và đường đô thị là một trong hai chuyên ngành chính của Khoa Cầu đường. Đây là một trong những chuyên ngành có bề dày truyền thống lâu đời nhất của trường Đại học Xây dựng, với hơn 60 năm kinh nghiệm trong đào tạo kỹ sư xây dựng cầu đường (từ năm 1956). Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, chuyên ngành đã đào tạo được một số lượng lớn cán bộ, kỹ sư làm việc trong các lĩnh vực xây dựng nói chung và ngành giao thông vận tải nói riêng.

- Đội ngũ giảng viên:

  • Bộ môn Đường ô tô và Đường đô thị là đơn vị phụ trách chuyên môn của chuyên ngành và trực tiếp giảng dạy các môn học chuyên môn sâu thuộc chuyên ngành. Bộ môn cũng là một trong những đơn vị được thành lập sớm nhất tại trường Đại học Xây dựng (tiền thân là Tổ môn đường – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội từ năm 1956, trước khi trường Đại học Xây dựng được thành lập năm 1966 trên cơ sở tách ra từ trường Đại học Bách Khoa).
  • Qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ và giảng viên thuộc Bộ môn đã có nhiều đóng góp không chỉ đối với sự nghiệp đào tạo các thế hệ kỹ sư cầu đường mà còn đối với cả sự nghiệp phát triển của ngành giao thông vận tải nói chung. Các giảng viên thuộc Bộ môn đã xuất bản và công bố hàng trăm ấn phẩm, sách, báo, tài liệu kỹ thuật … là tài liệu tham khảo về chuyên môn hữu ích cho những người làm kỹ thuật và quản lý trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Các giảng viên hiện đang công tác tại Bộ môn cũng đồng thời là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý công trình giao thông; đã có đóng góp đáng kể cho nhiều công trình thực tế của đất nước. Với những cống hiến và đóng góp to lớn qua các thế hệ, Bộ môn đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trong đó có danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.
  • Đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Bộ môn hiện nay gồm 18 giảng viên trong đó có 3 Giáo sư, 4 Phó Giáo sư, và 5 Tiến sỹ. Hầu hết các giảng viên của Bộ môn đều được đào tạo và tu nghiệp ở nước ngoài. Đội ngũ giảng viên đều là những người thầy có năng lực chuyên môn cao, có tâm đức của người thầy, luôn đổi mới, sáng tạo và luôn xứng đáng là “tấm gương về học tập và rèn luyện” cho sinh viên noi theo.

- Triển vọng nghề nghiệp:

  • Làm công tác tác quản lý ở các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng nói chung và các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải nói riêng từ cấp Trung ương đến Địa phương như: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư …; các Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Kiến trúc Quy hoạch, Sở Kế hoạch đầu tư ...; các Ban quản lý dự án xây dựng; các Trung tâm quản lý điều hành giao thông; các phòng quản lý xây dựng, phòng quản lý địa chính của các quận, huyện.
  • Làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng.
  • Thực hiện các công việc chuyên môn trong nhiều lĩnh vực xây dựng quan trọng như: quy hoạch, thiết kế và quản lý khai thác hệ thống giao thông vận tải; thiết kế và xây dựng hệ thống công trình đường ô tô bao gồm cả hệ thống đường ô tô cao tốc; quy hoạch, thiết kế và xây dựng cảng hàng không, sân bay; quy hoạch và thiết kế hệ thống công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị ….
  • Thực hiện các công việc nghiên cứu và giảng dạy cho các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo về lĩnh vực xây dựng và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.

Ngành Kỹ thuật Trắc địa, bản đồ - Chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa xây dựng - Địa chính

- Cơ hội việc làm:

  • Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật trắc địa xây dựng – địa chính là rất lớn. Cụ thể, có thể tham gia, làm việc tại các công ty về khảo sát, tư vấn, xây dựng DD&CN, cầu đường, thủy lợi – thủy điện,…; làm việc tại Địa chính – Nhà đất cấp xã phường, cấp Huyện, cấp Tỉnh; làm việc tại Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải; làm việc tại các viện nghiên cứu như Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ,…; có thể giảng dạy các môn học về trắc địa tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

- Cơ hội đào tạo bằng 2 và đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước: Các kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật Trắc địa Xây dựng – Địa chính của Đại học Xây dựng có cơ hội học bằng hai, học song bằng và học nâng cao trình độ theo các chương trình sau:

  • Đào tạo đại học bằng 2, song bằng: do đã được học nhiều môn khối xây dựng công trình, nên sinh viên Trắc địa xây dựng – địa chính chỉ cần học thêm một số môn thuộc các ngành khác như xây dựng dân dụng, xây dựng cầu đường,.. là có thể được cấp bằng của ngành đó.
  • Đào tạo sau đại học ở trong nước và quốc tế (thạc sỹ, tiến sỹ): kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật trắc địa xây dựng – địa chính thể học nâng cao trình độ tại các trường trong nước có đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trong nước như Đại học Xây dựng, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Nông nghiệp,… hoặc ở các nước khác như Nhật Bản, Singapo, Australia, Pháp, Bỉ,  Mỹ,…
 Mục tiêu đào tạo

- Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông - Chuyên ngành Cầu và Công trình ngầm

  • Sinh viên theo học ngành Cầu hầm được trang bị đầy đủ những kiến thức về cơ học và kỹ năng tính toán phân tích kết cấu chịu các tải trọng động và tĩnh, phục thiết kế và thi công các công trình Cầu và Hầm như: Cầu Nhật Tân, Bãi Cháy, Cần Thơ, Sông Gianh, Thanh Trì, các hệ thông cầu trong đô thị, Hầm Hải Vân, Hầm đèo cả…
  • Với những kiến thức đã học và sự rèn luyện bản lĩnh trong trường, sinh viên ngành Cầu Hầm không chỉ làm việc trong ngành Cầu Hầm mà còn có thể làm việc trong lĩnh vực xây dựng nói chung và lĩnh vực Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, Xây dựng Cảng Đường Thủy  nói riêng.

- Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông - Chuyên ngành Xây dựng Đường ô tô và Đường Đô Thị

  • Đào tạo Kỹ sư Xây dựng Công trình giao thông – Chuyên ngành Xây dựng đường ô tô và đường đô thị có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức khoa học vững vàng trong lĩnh vực Quản lý và Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông; có kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề chuyên môn và nghiên cứu khoa học một cách độc lập, sáng tạo; có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin; có kỹ năng giao tiếp xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành và trong môi trường quốc tế; có khả năng ứng dụng tin học và ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn.

- Ngành Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ và Chuyên ngành Trắc địa xây dựng - Địa chính

  • Đào tạo bậc Đại học ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ với chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa Xây dựng - Địa chính trong thời gian 5 năm. Thế mạnh đào tạo kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa xây dựng – Địa chính của trường Đại học Xây dựng đó là, trong các môn học thuộc khối kiến thức về Trắc địa, Địa chính, sinh viên được chú trọng học các môn về trắc địa công trình, về công nghệ đo đạc (GPS, toàn đạc điện tử,…), về công nghệ thông tin trong trắc địa (Hệ thống thông tin địa lý, cơ sở dữ liệu,…). Ngoài ra sinh viên còn được học nhiều môn học về xây dựng như sức bền vật liệu, cơ kết cấu, bê tông cốt thép, nền và móng, thiết kế đường, nhập môn cầu,…
  • Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa xây dựng – Địa chính có khả năng thiết kế, thi công, giám sát, quản lý dự án về trắc địa – địa chính và về các hạng mục trắc địa trong xây dựng như trắc địa công trình, quan trắc chuyển dịch công trình,... có kỹ năng đo đạc, xử lý số liệu trắc địa, lập trình những bài toán trong trắc địa, có kỹ năng giải quyết tốt các tình huống, vấn đề phát sinh; có kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập. So với kỹ sư các trường khác đào tạo về trắc địa, kỹ sư Trắc địa xây dựng – Địa chính của trường Đại học Xây dựng rất mạnh về mảng công trình, và có thể làm được các công việc tương đương của kỹ sư công trình xây dựng, kỹ sư công trình giao thông,…
  • Trong quá trình học tập, hàng năm ngoài các học bổng của Trường, sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa xây dựng – Địa chính còn có thể được nhận các học bổng của các tổ chức nước ngoài, các tổ chức, công ty trong nước.
 Thành tựu
  • Người đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua đầu tiên là thầy Nguyễn Văn Tuyên (năm 1960)
  • Học vị Tiến sỹ đầu tiên ở Khoa Cầu đường là các thầy Đặng Hữu, Lê Văn Thưởng … (năm 1966)
  • Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang đầu tiên được truy tặng cho liệt sỹ Bùi Ngọc Dương sinh viên khóa 7 Khoa Cầu đường (năm 1968)
  • Những Tiến sỹ bảo vệ trong nước đầu tiên là các thầy: Dương Học Hải, Nguyễn Như Khải, Vũ Công Ngữ … (năm 1978)
  • Những Phó giáo sư được công nhận đầu tiên là các thầy: Hà Huy Cương, Hoàng Văn Tân, Nguyễn Trâm, Nguyễn Văn Tuyên (năm 1980)
  • Danh hiệu Anh hùng lao động đầu tiên được Nhà nước trao tặng là Bộ môn Đường ô tô và Đường thành phố (năm 1985)
  • Từ khi thành lập đến nay Khoa cầu đường đã có 250 cán bộ đã và đang công tác. Trong đó có 18 Giáo sư, 30 Phó giáo sư, 75 Tiến sĩ. Trong quá trình hình thành và phát triển, khoa Cầu đường đã được tặng nhiều danh hiệu, huân huy chương và các danh hiệu thi đua khác.
 Nghiên cứu khoa học

Trong năm học 2014-2015, toàn khoa có 15 đề tài NCKH cấp trường và 8 đề tài cấp Bộ. Số lượng đề tài NCKH của sinh viên do giảng viên của Khoa trực tiếp hướng dẫn và được nghiệm thu là 22 đề tài.

Bộ môn

Đề tài NCKH cấp trường của giảng viên

Đề tài NCKH cấp Bộ của giảng viên

Đề tài NCKH của sinh viên

Số GV của bộ môn

Bộ môn Cầu và Công trình ngầm

2

1

4

12

Bộ môn Đường ô tô và Đường đô thị

8

5

8

16

Bộ môn Cơ đất

0

2

5

22

Bộ môn Trắc địa

2

0

5

15

Bộ môn Địa chất

3

0

0

11

Tổng số:

15

8

22

76

 Phòng thí nghiệm
  • Phòng thí nghiệm Bộ môn Cầu và Công trình ngầm
  • Phòng thí nghiệm Bộ môn Đường ô tô và Đường đô thị
  • Phòng thí nghiệm Bộ môn Cơ đất nền móng
  • Phòng thí nghiệm Bộ môn Địa chất công trình
  • Phòng thí nghiệm Bộ môn Trắc địa
 Một số ảnh hoạt động

Khoa Cầu đường tổng kết hội nghị NCKH sinh viên năm học 2014-2015

Chương trình hội thảo tiếng Anh chuẩn đầu ra TOEIC 450 (ngày 27/10/2015)

Thí nghiệm xác định tần số dao động và độ võng động của mô hình cầu sử dụng kỹ thuật phân tích hình ảnh video clips.

Đội bóng Cán bộ khoa Cầu đường (2015)

Sinh viên lớp 57CDE thăm công trường cầu Thanh Hà (2013)

 Liên hệ
  • Khoa Cầu đường - Trường Đại học Xây dựng
  • Văn phòng:   Phòng 113 - nhà A1 - trường Đại học Xây dựng
  • Điện thoại:    043. 869.35.75
  • Fax:                043. 869.35.75
  • Website:         http://cauduong.edu.vn
  • Email:             cd@cauduong.edu.vn
Khoa Kiến trúc & Quy hoạch
Giới thiệu

Pineapple

Sinh viên Khoa Kiến trúc và Quy hoạch

Khoa Kiến trúc và Quy hoạch thành lập năm 1967.

Khoa Kiến trúc và Quy hoạch là khoa luôn đi đầu trong việc đổi mới đào tạo, mở rộng hợp tác trong nước, quốc tế và các hoạt động ngoại khóa của sinh viên.

- Hướng tới chuẩn đầu ra Quốc tế

Nhằm hướng tới chuẩn đầu ra Quốc tế và đổi mới chương trình đào tạo của khoa theo hướng tiếp cận CDIO (viết tắt của các từ: Conceive - hình thành ý tưởng, Design - thiết kế,  Implement – triển khai và Operate - vận hành), khoa Kiến trúc và Quy hoạch là khoa đi đầu trong việc thành lập các lớp Kiến trúc sư Anh ngữ (năm 2008) và Pháp ngữ (năm 2010) với chương trình đào tạo tiên tiến, đặc biệt là về đồ án kiến trúc và ngoại ngữ.

- Mở rộng hợp tác Quốc tế

Mở rộng hợp tác với các trường, các tổ chức Quốc tế liên quan luôn là mối quan tâm hàng đầu của khoa Kiến trúc và Quy hoạch. Khoa đã thiết lập được một hệ thống các đối tác chiến lược về đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên và sinh viên,.. tại khu vực châu Á (Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia,..) cũng như châu Âu, châu Mỹ (Pháp, Đức, Hà Lan, Italia, Canada,…). Các buổi nói chuyện của các KTS nổi tiếng thế giới, các hội thảo quốc tế về đào tạo, các xưởng thiết kế quốc tế quy mô lớn đã được tổ chức tại khoa ngày một thường xuyên hơn. Giảng viên và sinh viên của khoa cũng thường xuyên được cử đi tham dự các hội thảo quốc tế, tham  gia các cuộc thi quốc tế và luôn giành các giải thưởng cao. Thông qua đó, trình độ giảng viên và sinh viên ngày càng được nâng cao, vị thế của khoa Kiến trúc và Quy hoạch cũng ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

- Gắn “học” với “hành” và gắn kết với doanh nghiệp

Bên cạnh đó, khoa Kiến trúc và Quy hoạch cũng không ngừng mở rộng hợp tác với các đơn vị tư vấn thiết kế và các doanh nghiệp ngành xây dựng trong nước, thiết lập được một hệ thống các đối tác chiến lược, luôn đồng hành cùng khoa trong quá trình đào tạo và phát triển.

 Cơ cấu tổ chức

I. Ban chủ nhiệm khoa Kiến trúc và Quy hoạch

1. Trưởng khoa: TS. Nguyễn Cao Lãnh. ĐT: 0913541639

2. Phó trưởng khoa: ThS. Trần Quốc Việt. ĐT:01227316799

3. Phó trưởng khoa: TS. Trương Ngọc Lân

II. Tên Bộ môn:

Lãnh đạo

1. Bộ môn Kiến trúc Dân dụng

Trưởng bộ môn: Ths. Doãn Thế Trung

Phó Trưởng bộ môn: TS. Trần Minh Tùng

2. Bộ môn Kiến trúc Công nghệ

Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Cao Lãnh

Phó Trưởng bộ môn: Ths. Lê Lan Hương

3. Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Đàm Thu Trang

Phó trưởng bộ môn: Ths. Đặng Việt Dũng

4. Bộ môn Kiến trúc Môi trường

Trưởng bộ môn: Ths. Phạm Thị Hải Hà

Phó trưởng bộ môn: Ths. Phạm Tiến Bình

5. Bộ môn Nội thất

Trưởng bộ môn: Ths. Nguyễn Việt Khoa

6. Bộ môn Quy hoạch vùng và đô thị

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Phạm Hùng Cường

Phó trưởng bộ môn: TS. Lê Quỳnh Chi

7. Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử kiến trúc

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Nguyễn Đình Thi

Phó trưởng bộ môn: Ths. Trương Ngọc Lân

8. Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai

Phó trưởng bộ môn: TS. Tống Ngọc Tú

9. Bộ môn Hình họa Vẽ kỹ thuật

Trưởng bộ môn: Ths. Nguyễn Xuân Hoan

Phó trưởng bộ môn: Ths. Nguyễn Thị Minh Thùy

10. Bộ môn Cơ sở nghệ thuật

Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Thị Lan Hương

Phó trưởng bộ môn: Ths. Phạm Thị Thịnh

III. Chủ tịch Hội đồng khoa

PGS.TS. Doãn Minh Khôi

IV. Chủ tich Công đoàn khoa

Ths. Trần Qúy Dương

V. Giáo vụ khoa:

Hoàng Thị Lê.  ĐT:0982484579

Nguyễn Huy Hoàng: ĐT:0988542626

Đội ngũ cán bộ

Giảng viên: 116; Chuyên viên: 2

Phó GS, GS: 8

Tiến sỹ: 18

Thạc sỹ: 78

 Chương trình đào tạo
  • Đào tạo 5 năm
 Mục tiêu đào tạo
  • Theo chuẩn đầu ra của trường Đại học Xây dựng và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 Nghiên cứu khoa học

- Tình hình giảng viên tham gia NCKH:

  • Các đề tài đang thực hiện: Trong năm học 2014-2015 các Cán bộ Viên chức và Giảng viên trong khoa đã đăng ký 7 đề tài trọng điểm cấp trường (được duyệt 4 đề tài, thực hiện 3 đề tài 1 đề tài xin rút vì lý do sức khỏe) ; 9 đề tài cấp Trường (được duyệt 9)
  • Các đề tài đăng ký cho năm 2015-2016: Đến thời điểm hiện tại đã có 3 đề tài đăng ký cấp Trường trọng điểm và 6 đề tài đăng ký cấp Trường.
  • Các đề tài đã nghiệm thu cuối năm 2014: Nghiệm thu 9 đề tài cấp Trường (7 tốt 2 khá) và 02 cấp Trường trọng điểm (1 tốt 1 khá)
  • Các đề tài NCKH cấp cao hơn (Bộ/Ngành/Địa phương): Các chủ trì thực hiện theo thông báo riêng và trực tiếp với phòng KHCN cũng như các đơn vị đặt hàng nên tạm thời chưa có số liệu thống kê năm học 2015-2016

- Bảng tổng hợp số lượng đề tài các cấp theo bộ môn:

TT

BỘ MÔN

CẤP TRƯỜNG

CẤP TRƯỜNG TĐ

CẤP BỘ & T. ĐƯƠNG

2013-2015

2015-2016

2013-2015

2015-2016

2013-2015

2015-2016

1

Kiến trúc Dân dụng

2

 

1

2

1

 

2

Kiến trúc Công nghiệp

3

 

2

1

1

 

3

Quy Hoạch

 

1

3

 

1

 

4

Lý thuyết & Lịch sử kiến trúc

5

 

1

 

2

 

5

Kiến trúc Cảnh quan

4

 

2

 

 

 

6

Hạ tầng đô thị

2

2

 

 

 

 

7

Kiến trúc Môi trường

2

 

1

 

2

 

8

Hình họa & vẽ kỹ thuật

4

 

 

 

 

 

9

Cơ sở nghệ thuật

4

3

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

26

6

10

3

7

 

 

- Đánh giá chung

 

Với đội ngũ giảng viên 117 người, trong đó có 03 GS, 08 PGS, 02 TSKH, 17 TS và 80 Th.S khoa Kiến trúc và Quy hoạch là một trong những đơn vị hàng đầu về lực lượng NCKH chất lượng cao của nhà trường. Trong những năm qua các thầy cô giáo luôn xác định NCKH là nhiệm vụ thường xuyên và tích cực đăng ký đề tài ở tất cả các cấp từ cấp Trường, cấp Trường trọng điểm đến cấp Bộ, Ngành và đơn đặt hàng của địa phương, đơn vị ngoài trường. Các đề tài hầu hết được nghiệm thu đúng hạn và được đánh giá cao về hàm lượng khoa học, có giá trị ứng dụng, đặc biệt là nhóm các đề tài phục vụ việc nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng tốt giai đoạn phát triển hiện nay của Khoa đang mở ngành mới, thành lập bộ môn mới và tăng cường hợp tác quốc tế.

- Giảng viên tham gia viết báo và hội thảo khoa học

Bảng tổng hợp số lượng bài báo các cấp theo bộ môn (số liệu thống kê đến hết năm 2014)

STT

Bộ môn trong Khoa

Số bài đăng quốc tế

Số bài đăng trong nước

Tổng số

01

Kiến trúc Dân dụng

13

41

54

02

Quy hoạch

10

16

26

03

Kiến trúc Công nghiệp

4

5

9

04

Lý thuyết và Lịch sử Kiến trúc

2

9

11

05

Vật lý Kiến trúc

0

6

6

06

Hạ tầng Đô thị

1

10

11

07

Hình họa – Vẽ kỹ thuật

2

7

9

08

Cơ sở Nghệ thuật

0

7

7

09

Kiến trúc Cảnh quan

0

1

1

 

Tổng số

32

102

134

- Sinh viên Nghiên cứu khoa học

Bảng tổng hợp Sinh viên NCKH

NĂM HỌC

SỐ ĐỀ TÀI ĐĂNG KÝ

SỐ ĐT

SƠ KHẢO

SỐ ĐT

BÁO CÁO

SỐ ĐT ĐẠT GIẢI

A

B

C

KHÔNG

2013-2014

36

17

12

1

2

6

3

2014-2015

50

16

15

2

4

7

2

 Một số ảnh hoạt động

 

 

 

 

​ 

​ 

 Liên hệ