NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mã tuyển sinh: 7480201
1. Giới thiệu chuyên ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng
1.1. Giới thiệu ngành:
- Ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành được lựa chọn hàng đầu hiện nay trong các trường Đại học kỹ thuật do sự bùng nổ về ứng dụng Công nghệ thông tin trong đời sống và nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê công nghệ, hiểu tầm quan trọng của Công nghệ thông tin và muốn hiện thực hóa kiến thức và kỹ năng về Công nghệ thông tin thành những sản phẩm và ứng dụng trong cuộc sống;
- Kỹ sư Công nghệ thông tin - Trường Đại học Xây dựng được đào tạo để có nền tảng kiến thức rộng và vững chắc về Công nghệ thông tin nói chung, chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ phần mềm, hoặc lĩnh vực hệ thống thông tin và mạng máy tính nói riêng. Kỹ sư sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng để có thể làm việc tại nhiều vị trí việc làm trong ngành. Tại mỗi vị trí công việc, người kỹ sư có thể hình thành được ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành các sản phẩm vào hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến; nắm bắt được xu thế phát triển của Công nghệ thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 để có thể phát triển sự nghiệp;
- Sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về Công nghệ Thông tin và không học các môn học liên quan tới lĩnh vực Xây Dựng (ví dụ: vẽ, bê tông, thép). Thí sinh ứng tuyển vào ngành không cần biết trước về lập trình hay máy tính.
1.2. Thời gian đào tạo và cấp bằng:
Người tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư tương đương trình độ bậc 7 theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam với thời gian đào tạo thiết kế là 5 năm.
2. Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp
2.1. Về kiến thức:
- Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa hoc kinh tế, khoa học chính trị;
- Kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- Kiến thức chuyên môn công nghệ phần mềm bao gồm: mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ trong các tổ chức; phương pháp phân tích và thiết kế phần mềm, cài đặt phần mềm; triển khai các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để xây dựng, vận hành hệ thống phần mềm; quản trị các dự án phần mềm;
- Kiến thức chuyên môn hệ thống thông tin và mạng truyền thông gồm: kỹ thuật khảo sát, thiết kế, triển khai và tích hợp hệ thống thông tin; phương pháp thiết kế, cài đặt, kiểm thử, quản trị và bảo mật mạng máy tính; ứng dụng các phương pháp mô hình hóa, mô phỏng, trí tuệ nhân tạo để xây dựng các hệ thống tích hợp dữ liệu, hệ trợ giúp quyết định.
2.2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực công nghệ phần mềm, lĩnh vực hệ thống thông tin và mạng máy tính;
- Kỹ năng triển khai giải pháp công nghệ thông tin, kỹ năng học hỏi và tự nghiên cứu nắm bắt công nghệ mới;
- Kỹ năng phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề, lập trình các phần mềm máy tính, phần mềm điện thoại di động, phần mềm tương tác như ứng dụng trò chơi, ứng dụng Internet;
- Kỹ năng triển khai và quản trị hệ thống thông tin và mạng máy tính;
- Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp hiệu quả, làm việc theo nhóm hướng tới mục tiêu chung;
- Năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin;
- Năng lực ngoại ngữ TOIEC 450 và có khả năng giao tiếp;
- Kỹ năng làm việc độc lập, quản lý công việc, thái độ chuyên nghiệp và thích ứng với môi trường hiện đại và hội nhập.
3. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập
- Hỗ trợ miễn giảm học phí học tập ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật), lập trình, quản trị mạng tại các đơn vị đối tác của khoa Công nghệ thông tin;
- Có cơ hội nhận học bổng theo từng học kỳ tùy thuộc vào kết quả học tập;
- Có thể học song bằng, văn bằng 2 các ngành, chuyên ngành khác tại trường;
- Được tham gia miễn phí các khóa học liên kết do cách doanh nghiệp đối tác của Khoa Công nghệ Thông tin giảng dạy;
- Được tham quan và dự hội thảo học thuật và thực tập thực tế tại các doanh nghiệp đối tác của Khoa Công nghệ Thông tin;
- Được tham gia các Câu lạc bộ Sinh viên của Khoa, tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ, ngoại khóa và nghiên cứu khoa học.
4. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc ở các vị trí như:
- Cán bộ kỹ thuật, quản lý điều hành, quản trị dự án trong lĩnh vực CNTT;
- Chuyên viên tin học trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức doanh nghiệp;
- Kỹ sư phát triển phần mềm, chuyên viên kiểm thử phần mềm tại các công ty giải pháp phần mềm;
- Kỹ sư hệ thống thông tin, chuyên viên quản trị hệ thống mạng, chuyên gia an ninh mạng và bảo mật;
- Lập trình viên ứng dụng di động, phát triển game;
- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo;
- Kỹ sư nghiên cứu và phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp ứng dụng CNTT.
5. Cơ hội học tập bậc Sau Đại học
- Được học tập và nghiên cứu trong môi trường năng động sáng tạo với các giảng viên nhiệt tình, có chuyên môn sâu và kinh nghiệm thực tế;
- Được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học cùng giảng viên, tham dự các chương trình hợp tác đào tạo giữa Khoa Công nghệ thông tin với các doanh nghiệp công nghệ, tham dự các cuộc thi về lập trình phần mềm, an toàn thông tin, Olympic Tin học sinh viên, ...
- Có thể học tập nâng cao trình độ bậc sau đại học trong và ngoài nước.
6. Liên hệ Khoa Công nghệ thông tin
- Hotline:
0987567271 (TS. Nguyễn Hà Dương)
0919939666 (ThS. Nguyễn Xuân Linh
- Fanpage:
https://www.facebook.com/cnttdhxd
- Website:
- Văn Phòng:
Phòng 410 - Nhà A1- Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Tham khảo thêm các ngành của khoa Công nghệ Thông tin
Ngành Kỹ thuật xây dựng, chuyên ngành Tin học xây dựng
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Sinh viên nghiên cứu khoa học
Khoá học liên kết với FPT
Tọa đàm Cơ hội nghề nghiệp
Nghiên cứu khoa học